BLOG

KIẾN TRÚC - NỘI THẤT

XU HƯỚNG

TẠP CHÍ VÀ LỜI KHUYÊN

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

NHÀ LU OFFICAL

Vật liệu nội thất: Gỗ công nghiệp - sự tân tiến của công nghệ

Ngày nay khi thiết kế thi công bất kỳ dự án nào, điều khiến nhiều khách hàng trăn trở nhất chính là chọn đúng vật liệu nội thất ưng ý. Một số khách hàng cảm thấy bối rối trước lượng thông tin về vật liệu đó. Hiểu được tâm lý chung của quý khách hàng, LU Interior Design gửi đến bài viết làm rõ về vật liệu được sử dụng phổ biến hiện nay: các loại gỗ công nghiệp.

Gỗ công nghiệp: sự tân tiến của công nghệ

Gỗ công nghiệp mà chúng ta biết và sử dụng là được phát triển vào thập kỷ 1960 tại nước Mỹ. Nó được phát triển dựa trên quy trình kỹ thuật tạo hardboard. Hardboard hay còn gọi là tấm carton cứng, được ngẫu nhiên sáng tạo bởi ông William Mason vào năm 1925. 

vật liệu nội thất
Gỗ công nghiệp được sử dụng chủ yếu trong dự án Biệt Thự Vitoria Quận 2

Đến đầu những năm 2000, gỗ công nghiệp được nâng cao tính năng bao gồm không tiếng động, cách âm, mềm hoặc cán mỏng. Từ 2005 – 2006: các loại gỗ công nghiệp có một cuộc cách mạng, sự phát triển của kĩ thuật in trực tiếp.

vật liệu nội thất
Sàn gỗ công nghiệp Plywood, ép ván tự nhiên. Cùng LU Design tìm hiểu ngay vật liệu nội thất này ngay bên dưới nhé!

Ngày nay gỗ công nghiệp đang dần thay thế gạch men, gạch lát hay các vật liệu nội thất khác; bởi vẻ đẹp sang trọng, tinh tế và những tính năng ưu việt của nó mang lại. Thông thường một loại gỗ công nghiệp bao gồm lõi gỗ thô và bề mặt gỗ. Bây giờ hãy bắt đầu từ các loại lõi gỗ. 

Lõi gỗ công nghiệp

Ván dăm: Particle Board 

Khái niệm 

Ván dăm là loại vật liệu nội thất được sản xuất trong quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo, sau khi phủ Melamine (bề mặt gỗ công nghiệp) tạo thành ván MFC.

vật liệu nội thất
Ván dăm tiêu chuẩn – vật liệu nội thất được sử dụng phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay có 80% đồ gỗ nội thất dùng ván MFC vì giá cả phù hợp, màu sắc phong phú và hiện đại. Có hai loại ván dăm chủ yếu:

  • Ván dăm tiêu chuẩn
  • Ván dăm kháng ẩm
vật liệu nội thất
Ván dăm kháng ẩm – vật liệu nội thất được sử dụng phổ biến hiện nay

Thành phần

Từ các cây gỗ nhiệt đới xay thành dăm gỗ. Sau đó trộn keo, ép thành tấm gồm 2 lớp: lớp lõi là dăm gỗ lớn, lớp bề mặt là dăm mịn.

Ứng dụng

  • Đối với cốt dăm gỗ không chống ẩm thì sản phẩm nội thất thường được để ở nơi khô ráo, thoáng đãng và có ánh sáng, ít tiếp xúc với nước. Ví dụ như bàn làm việc, bàn ghế văn phòng, tủ quần áo, kệ trang trí, …
  • Ván dăm chống ẩm: được ứng dụng rộng rãi hơn ở nhiều môi trường hơn. Ví dụ như tủ âm tường, cửa phòng ra vào, kệ bếp, … Tuy nhiên, ta cũng không nên để chúng tiếp xúc với quá nhiều nước trong thời gian dài. Bởi cốt của ván dăm là gỗ nghiền nền có thể ngấm nước hoặc bể ra, gây hỏng hóc sản phẩm.

MDF : Medium density fiberboard

Khái niệm

Vật liệu nội thất
Vật liệu nội thất MDF : Medium density fiberboard

Sản xuất từ bột sợi gỗ với tỷ trọng trung bình và độ nén chặt cao. Đa dạng về độ dày và được sử dụng rộng rãi. Có hai loại MDF:

  • Ván MDF tiêu chuẩn
  • Ván MDF chống ẩm

Thành phần

MDF sản xuất cũng như ván dăm (PB) xay thành cám mịn, có pha sợi gỗ sau đó trộn keo ép với lực nén trung bình.

Ứng dụng

  • MDF được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành sản xuất nội thất: bàn ghế, giường, tủ,…Bên cạnh đó, có độ thẩm mỹ cao nên được sử dụng làm kệ tủ, bàn ghế văn phòng.
  • Gỗ MDF có khả năng chịu nước và độ ẩm cao nên có thể sử dụng làm tủ bếp, tủ phòng xông hơi, cách ngăn toilet,…

HDF : High density fiberboard

Khái niệm

Vật liệu nội thất
Vật liệu nội thất HDF: High density fiberboard

Tương tự như MDF, được ép dưới áp suất cao và độ nén chặt cao hơn nên có khả năng chống ẩm và độ cứng tốt hơn MDF. 

Thành phần

Tương tự như MDF: xay ván dăm thành cám mịn, có pha sợi gỗ sau đó trộn keo ép với lực nén cao (density).

Ứng dụng

  • Gỗ HDF được sử dụng tối ưu nhất trong vai trò là cánh cửa, bởi tính năng nổi bật là có thể cách âm tốt. 
  • Ngoài ra, ván gỗ HDF với lực nén cao nên khả năng chịu lực rất tốt; nó có thể ứng dụng từ bàn ăn, tủ quần áo, giường ngủ, bàn làm việc. 

BLACK HDF

Khái niệm

Vật liệu nội thất
Vật liệu nội thất Black HDF

Là HDF với lõi ván màu đen, giải pháp cho các chi tiết cắt định hình trang trí phức tạp, không cần dán cạnh, chỉ cần lau dầu. Độ chịu ẩm, chịu nước cao. Sau khi phủ Melamine được gọi là tấm CDF.

Thành phần

Là HDF nhưng sợi gỗ được nhuộm màu đen. Chúng có khả năng chịu ẩm cao, dùng được tại các khu vệ sinh, chậu rửa.

Ứng dụng

HDF lõi đen có ưu điểm về khả năng chịu lực và chống chịu va đập tốt, kháng ẩm cao nên ván HDF được sử dụng trong đời sống như:

  • Làm sàn nhà cứng chắc và bền đẹp
  • Vách toilet, vách ngăn vệ sinh, tủ để đồ nhà vệ sinh
  • Các sản phẩm nội thất để ngoài trời
  • Vách trang trí và khoan định hình.
  • Các sản phẩm nội thất trong nhà như: tủ bếp, tủ trang trang trí, bàn ghế,…
  • Đặc biệt là tủ bếp hoặc bồn rửa bởi vật liệu HDF lõi đen có khả năng kháng nước cực kỳ vượt trội.

PLYWOOD

Khái niệm

vật liệu nội thất
Ảnh minh họa lõi gỗ công nghiệp Plywood

Là loại vật liệu nội thất với những lớp gỗ mỏng ghép lại, ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực tạo thành tấm gỗ dán, có khả năng chịu nước, ít biến dạng và cong vênh.

Thành phần

Gỗ Plywood được tạo nên từ việc ghép nhiều lớp gỗ mỏng có độ dày khoảng ~1mm và có kích thước bằng nhau. Chúng được ép chồng vuông góc với nhau bằng loại keo chuyên dụng và được ép nhiệt nhiệt độ cao để đạt được đồ bền như mong muốn. 

Ứng dụng

  • Trong đời sống, gỗ ván ép được ứng dụng rất nhiều trong việc tạo khuôn đổ bê tông, đóng thuyền, ghe…
  • Đặc biệt, trong thiết kế nội thất nhà ở hiện địa, gỗ công nghiệp Plywood được sử dụng nhiều vào sản xuất các đồ dùng nội thất như giường ngủ, tủ quần áo, kệ tivi, bàn làm việc thậm chí là ghế sofa. 

WPB: Water Proof Board

Khái niệm

Vật liệu nội thất
Vật liệu nội thất: Water Proof Board

WPB: Với kết cấu nhựa và bột gỗ. Dùng trực tiếp hoặc phủ bề mặt Laminate, Acrylic. Với lõi WPB có thể chịu nước tuyệt đối, bền đẹp, nhẹ, chậm cháy. 

Thành phần

Với kết cấu nhựa và bột gỗ, tấm WPB có trọng lượng nhẹ, chống cháy lan và hoàn toàn chống nước, nên dùng cho khu vực ẩm ướt như tủ sink, tủ lavabo, cửa chống nước.

Ứng dụng 

WPB được ứng dụng tại vị trí đòi hỏi chịu nước cao như: tủ sink, tủ lavabo, cửa vệ sinh…

Bề mặt gỗ công nghiệp

MELAMINE

vật liệu nội thất
Minh họa bề mặt gỗ công nghiệp Melamine
  • Được hình thành từ giấy in tạo vân gỗ hay màu đơn sắc, qua quy trình tẩm nhúng keo Melamine sẽ tạo thành tấm Melamine Decorative sheet dày 0.3mm.
  • Sau đó, tấm Melamine Decor sẽ được dán lên bề mặt của ván theo chu kỳ ép ngắn – Short cycle laminating machine (low pressure melamine)
  • Bề mặt Melamine có thể chịu trầy xước, độ bền bề mặt khoảng 10 năm

LAMINATE

vật liệu nội thất
Minh họa bề mặt gỗ công nghiệp Laminate
  • Tấm Laminate đang mở ra nhiều khả năng ứng dụng đầy mê hoặc và đáng ngạc nhiên cho ngành công nghiệp gỗ và trang trí nội thất.
  • Laminate cũng được sản xuất từ Melamine paper décor nhưng với chu kỳ ép dài – High Pressure Laminating Machine (High Pressure Melamine), khác với melamine (chu kỳ ép ngắn)
  • Tấm Laminate cấu tạo gồm lớp giấy nền kraft, paper décor, lớp overlay chống trầy trên bề mặt. Vì vậy, Laminate có khả năng chịu trầy xước cao; chịu va đập, hóa chất, chịu nhiệt độ cao.
  • Bề mặt laminate chịu trầy xước cao, độ bền từ 10 – 15 năm

ACRYLIC

vật liệu nội thất
Minh họa bề mặt gỗ công nghiệp Acrylic

Acrylic còn được gọi là gỗ bóng gương đang là sản phẩm được yêu thích cho những phong cách nội thất hiện đại sang trọng. Acrylic được nhập khẩu từ Úc và Tây Ban Nha,… Bề mặt chất liệu Acrylic có độ nhẵn bóng và phẳng mịn cao. Nhờ hiệu ứng mặt bóng gương, Acrylic giúp tối đa hóa việc sử dụng ánh sáng, tạo cảm giác không gian rộng mở và thoáng đãng. Chất liệu này rất dễ vệ sinh, có thể dễ dàng đánh bay những vết xước trên bề mặt khi xước nhẹ. Có 3 loại vật liệu nội thất Acrylic được sử dụng phổ biến:

  • Loại Acrylic Pha lê: tấm foil Acrylic có độ dày 2mm
  • Loại Acrylic chống trầy 6H: độ chống trầy cao
  • Loại Acrylic bóng gương

Veneer

Veneer là gỗ lạng từ những cây gỗ tự nhiên thành lớp mỏng, thường được dùng phủ lên lõi gỗ công nghiệp để làm nội thất. Gồm Veneer tự nhiên (VNT) có vân gỗ tự nhiên và Veneer kỹ thuật (VHT) là loại Veneer được lựa chọn xếp vân, nhuộm màu.

vật liệu nội thất
Minh họa bề mặt gỗ công nghiệp Acrylic

Từng lõi gỗ và loại bề mặt gỗ công nghiệp đều có thể mitch với nhau (trừ bề mặt Melamine và WPB) tạo nên gỗ công nghiệp cao cấp – được xem là loại vật liệu nội thất chất lượng ngày nay. Bây giờ hãy cùng LU điểm lại một vài ưu nhược điểm của loại vật liệu nội thất này nhé!

Ưu nhược điểm của gỗ công nghiệp

Ưu điểm

vật liệu nội thất
Ưu điểm nổi bật của gỗ công nghiệp là phù hợp với nhiều loại phong cách thiết kế nội thất
  • Về giá thành:  Vật liệu nội thất này thường đơn giản hơn gỗ tự nhiên, chi phí nhân công ít, có thể sản xuất ngay không cần phải qua giai đoạn tẩm sấy, lựa chọn gỗ như gỗ tự nhiên, giá phôi gỗ rẻ hơn, vì vậy gỗ công nghiệp thường rẻ hơn nhiều so với gỗ tự nhiên. Mức chênh lệch giá tùy thuộc từng loại gỗ khác nhau
  • Đặc tính không cong vênh: gỗ công nghiệp có điểm ưu việt là không cong vênh, không co ngót. Có thể làm cánh phẳng và sơn các màu khác nhau, với phong cách nội thất hiện đại, trẻ trung gỗ công nghiệp là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay.
  • Phù hợp với nhiều loại phong cách thiết kế nội thất: mang đến vẻ sang trọng, trẻ trung, công năng sử dụng cao.

Nhược điểm

vật liệu nội thất
Tuổi thọ của loại vật liệu nội thất này từ trên 10 năm, sẽ lâu hơn khi chọn được đơn vị thi công cam kết về vật liệu chất lượng.
  • Khả năng chịu lực hạn chế hơn gỗ tự nhiên rất nhiều.
  • Không làm được đồ trạm trổ hay đồ cần tạo họa tiết: do đặc điểm cơ lý của gỗ công nghiệp và sự liên kết của gỗ do đó mà ta không thể sản xuất được chi tiết mỹ thuật như gỗ tự nhiên.
  • Tuổi thọ của loại vật liệu nội thất này không bằng gỗ tự nhiên: tuổi thọ của đồ nội thất gỗ công nghiệp nếu thi công tốt sẽ được trên dưới 10 năm, so với gỗ tự nhiên thì không bằng nhưng với đồ nội thất ngày nay thì với thời gian đó là đủ để chúng ta có thể thay đồ nội thất khác, với thời gian sử dụng trên 10 năm thì cũng đã khấu hao hết rồi.

Một số ứng dụng gỗ công nghiệp trong các dự án LU Design

Dự án Penthouse Quận 7

Dự án này đa phần sử dụng lõi ván MDF, và linh hoạt trong việc chọn bề mặt gỗ khác nhau như: melamine, laminate,… LU Design đã đưa ra những sự lựa chọn tốt nhất đến khách hàng về việc sử dụng vật liệu cho từng món đồ nội thất sao cho chi phí hợp lý và thích hợp nhất. Hãy cùng LU Design tham khảo một số ứng dụng của gỗ công nghiệp qua dự án này nhé!

vật liệu nội thất
Phòng khách căn hộ Penthouse quận 7 sử dụng gỗ công nghiệp MDF cùng bề mặt Laminate hoàn thiện vách tường xám hiện đại.
vật liệu nội thất
Vách tường MDF cùng bề mặt Laminate hoàn thiện giữa phòng giải trí và phòng bếp.
vật liệu nội thất
Tủ bếp và ốp bếp vân đá vân mây sử dụng bề mặt laminate. Ý tưởng kết hợp giữa màu xám và trắng mang lại sự hiện đại, sang trọng, tối giản.
vật liệu nội thất
Tủ đồ trong phòng ngủ nhỏ sử dụng gỗ công nghiệp MDF kháng ẩm và bề mặt Laminate cho cánh tủ, Medimine cho thùng tủ.

Ngoài dự án Penthouse Quận 7 này, LU Design còn ứng dụng vật liệu nội thất – gỗ công nghiệp trong dự án Vitoria Villa Quận 2. Hãy cùng tìm hiểu ngay bên dưới nhé!

Vitoria Villa Quận 2

Dưới đây là một số hình ảnh ứng dụng vật liệu nội thất – gỗ công nghiệp trong thiết kế sang trọng, hiện đại. Công trình sử dụng một số lõi vật liệu: MDF kháng ẩm, HDF, Black HDF, Plywood; bề mặt gỗ: melamine, laminate, acrylic,…

vật liệu nội thất
Căn Vitoria Villa sử dụng tông màu nâu làm màu chủ đạo. Song song với việc đa dạng mẫu bề mặt gỗ nên dễ dàng chọn được màu thích hợp với yêu cầu gia chủ.
vật liệu nội thất
Sử dụng đồng bộ Plywood làm sàn nhà, đây là một trong những lựa chọn thông minh bởi tính chịu lực, có khả năng chịu nước, ít biến dạng và cong vênh.
vật liệu nội thất
Gỗ công nghiệp được áp dụng trong việc thiết kế kệ tủ đơn giản, sang trọng cùng lớp bề mặt chống trầy cao của Laminate.
vật liệu nội thất
Tủ giày sử dụng vật liệu nội thất đặc biệt – Black HDF: khả năng chịu lực và chống chịu va đập tốt, kháng ẩm cao, độ bền cao.

Ngoài các công trình thi công nhà ở, Lu Interior Design còn nổi tiếng là đơn vị thiết kế nội thất văn phòng chất lượng và uy tín. Dưới đây là một vài hình ảnh của dự án Thiên Long.

Văn phòng tập đoàn Thiên Long

Dự án Thiên Long được thiết kế và thi công bởi LU Design, chủ yếu sử dụng các loại vật liệu nội thất như: MFC kháng ẩm, MDF kháng ẩm, Nhựa WPP. Cùng tham khảo ngay một số hình ảnh dưới đây:

vật liệu nội thất
LU Design sử dụng vật liệu gỗ công nghiệp trong thiết kế sàn văn phòng, kệ tủ.
vật liệu nội thất
Nhựa WPB được sử dụng làm pantry ở khu vực ăn của văn phòng.
vật liệu nội thất
MDF kháng ẩm được sử dụng trong thiết kế khung phòng kính.
vật liệu nội thất
MDF được sử dụng trong thiết kế nội thất: bàn làm việc, kệ tủ, hộp đèn treo, sàn.
vật liệu nội thất
MDF được sử dụng trong thiết kế nội thất: bàn làm việc, kệ tủ, sàn. Gỗ công nghiệp giúp không gian làm việc trở nên hiện đại, sang trọng.

Trên đây là một số ứng dụng của vật liệu nội thất được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách ứng dụng chúng trong thiết kế dự án của bạn, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ giải đáp.

Về LU Interior Design

LU Interior Design hiểu được rằng: một không gian làm việc chất lượng cần có sự chỉnh chu và tinh tế trong thiết kế. Vì thế, chúng tôi đặc biệt chăm chút hoàn thiện từng chi tiết trong thiết kế; quan tâm từng cảm nhận nhỏ nhất của khách hàng.

Hãy liên hệ LU Interior Design để tìm hiểu thêm về các dự án thiết kế không gian nội thất. Cũng như được tư vấn giải pháp thiết kế thi công nội thất miễn phí và nhanh chóng nhất.

THÔNG TIN LIÊN LẠC

Hotline: 078 7878 777

Office: 79 Nguyen Truong To, Ward 12, District 4,HCMC

Website: LU Design

Fanpage: LU Interior Design & Build 

CHIA SẺ VỚI BẠN BÈ:

{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong thiết kế nội thất | LU Design