BLOG

KIẾN TRÚC - NỘI THẤT

XU HƯỚNG

TẠP CHÍ VÀ LỜI KHUYÊN

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

NHÀ LU OFFICAL

Ưu và nhược điểm của vật liệu nhẹ trong xây dựng nhà ở

Xu hướng xây nhà bằng vật liệu nhẹ đang rất được ưa chuộng trên thị trường. Bởi sử dụng loại vật liệu này giúp gia chủ rút ngắn tối đa thời gian thi công và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, có không ít người vẫn còn thắc mắc về ưu và nhược điểm của dòng vật liệu nhẹ này. Và không biết có nên xây nhà bằng vật liệu nhẹ hay không. Vậy hãy cùng LU Design đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm:

Tìm hiểu về vật liệu nhẹ 

Vật liệu xây dựng nhẹ hay siêu nhẹ (Lightweight building materials) là các vật liệu dùng trong xây dựng, đặc trưng bởi trọng lượng nhẹ. Từ “nhẹ” ở đây là chỉ cách so sánh trọng lượng với các vật liệu nặng truyền thống như: gạch đỏ, gạch xi măng cốt liệu, đổ bê tông cốt thép, ốp gạch đá hoàn thiện…

Giải pháp xây dựng công trình nhà ở bằng vật liệu nhẹ mang lại hiệu quả cao về tính năng độ bền, độ cứng, khả năng cách nhiệt, chống nóng, chống cháy và nâng cao thẩm mỹ. Một số loại vật liệu nhẹ phổ biến hiện nay có thể kể đến là: 

  • Bê tông nhẹ
  • Gạch siêu nhẹ 
  • Tấm thạch cao 
  • Tấm sàn gỗ nhẹ
  • Tấm sàn tre bamboo nhẹ
  • Tấm nhựa vinyl, sàn cao su
  • Vật liệu nhẹ từ tre nứa
uu-va-nhuoc-diem-cua-vat-lieu-nhe-trong-xay-dung-nha-o-ludesign
Một số loại vật liệu nhẹ trong xây dựng nhà ở phổ biến hiện nay | Nguồn: Internet.

Xem thêm chi tiết các vật liệu nhẹ tại: Các loại vật liệu nhẹ tốt nhất trong xây dựng

Có nên xây nhà bằng vật liệu nhẹ không? Đánh giá ưu và nhược điểm của vật liệu nhẹ

Để trả lời cho câu hỏi gia chủ có nên lựa chọn vật liệu nhẹ trong xây dựng nhà ở cũng như không gian sống cho gia đình. Trước tiên cùng LU Design điểm qua các ưu và nhược điểm của các loại vật liệu nhẹ này nhé.

Ưu điểm của vật liệu nhẹ trong xây dựng

Trọng lượng nhẹ

Ưu điểm đầu tiên cũng chính là điểm đặc trưng dẫn đến tên gọi của chúng, đó chính là trọng lượng của các vật liệu này nhẹ hơn rất nhiều lần so với vật liệu truyền thống. Nhờ trọng lượng nhẹ mà dòng vật liệu này tạo ra rất nhiều giá trị hữu ích cho quá trình sản xuất và thi công.

Việc sử dụng vật liệu nhẹ giúp giảm tải trọng của công trình một cách tối đa. Đặc biệt với các công trình lớn, nhà cao tầng thì việc sử dụng vật liệu nhẹ sẽ giảm tải trọng lên hệ kết cấu dầm cột bê tông cốt thép. Thay vào đó, tải trọng này sẽ được truyền xuống nền móng, giúp tránh hiện tượng sụt lún. Điều này mang lại sự ổn định cao trong kết cấu tổng thể. Đồng thời còn giúp tiết kiệm chi phí bê tông sắt thép của toàn bộ công trình.

uu-va-nhuoc-diem-cua-vat-lieu-nhe-trong-xay-dung-nha-o-ludesign
Các vật liệu này nhẹ hơn rất nhiều lần so với vật liệu truyền thống | Nguồn: Internet.

Trọng lượng nhẹ giúp đẩy nhanh tiến độ sản xuất, vận chuyển và thi công. Tiến độ xây dựng luôn là thước đo quan trọng nhất cho hiệu quả của một công trình. Công trình càng nhanh chóng hoàn thiện càng giúp tiết kiệm chi phí cũng như thời gian cho Chủ đầu tư.

Các loại vật liệu siêu nhẹ xây tường, vách như: Gạch siêu nhẹ AAC, Tấm bê tông nhẹ ALC tạo ra hiệu quả về tiến độ nhanh gấp vài lần việc xây từng viên gạch đỏ. Điều này mang lại giá trị rất lớn khi công trình được thi công nhanh, đạt tính ổn định và thẩm mỹ cao.

Độ bền cao

Vật liệu nhẹ xây nhà không chỉ có trọng lượng nhẹ mà còn nổi bật với những tính năng sau:

  • Vật liệu nhẹ có độ cứng rất cao
  • Vật liệu nhẹ có khả năng chống nước cực tốt
  • Vật liệu nhẹ có thể thích nghi với mọi điều kiện thời tiết, khí hậu
uu-va-nhuoc-diem-cua-vat-lieu-nhe-trong-xay-dung-nha-o-ludesign
Vật liệu nhẹ xây nhà không chỉ có trọng lượng nhẹ mà còn có độ bền cao | Nguồn: Internet.

Vật liệu nhẹ khi sử dụng để xây nhà luôn vượt trội về độ bền. Không chỉ nhẹ mà khả năng chịu lực, chống va đập hay khả năng “miễn nhiễm” với mọi tác động từ yếu tố bên ngoài môi trường đều cực kỳ tốt. Điều này mang lại tuổi thọ cao cho loại vật liệu nhẹ này. Xây nhà bằng vật liệu nhẹ giúp gia chủ hoàn toàn yên tâm về độ an toàn trong suốt thời gian sử dụng.

Khả năng cách âm, cách nhiệt

Một trong những đặc tính quan trọng của vật liệu nhẹ là khả năng cách âm, cách nhiệt. 

Những vật liệu nhẹ như gạch siêu nhẹ AAC và tấm bê tông nhẹ ALC, EPS cho thấy những tính năng hoàn hảo về cách nhiệt và cách âm. Thay vì phải làm các tường vách để cách âm như sử dụng bông thủy tinh Rockwool. Những bức tường được xây bằng gạch siêu nhẹ AAC, tấm bê tông nhẹ AAC với cấu trúc bọt khí lỗ rỗng giúp hấp thụ và triệt tiêu sóng âm đi qua; cho khả năng cách âm vượt trội gấp 2 – 3 lần so với vật liệu truyền thống. Do vậy, đây là những vật liệu nhẹ cách âm tốt nhất mà LU Design khuyên gia chủ nên dùng để xây nhà.

uu-va-nhuoc-diem-cua-vat-lieu-nhe-trong-xay-dung-nha-o-ludesign
Vật liệu nhẹ có đặc tính quan trọng là khả năng cách âm, cách nhiệt | Nguồn: Internet.

Ngoài ra với hệ số dẫn nhiệt rất thấp, các vật liệu nhẹ như gạch AAC, tấm bê tông nhẹ AAC còn có khả năng cách nhiệt gấp 6 – 8 lần vật liệu thông thường. Đây cũng chính là tính năng khủng khiếp của vật liệu bê tông khí chưng áp đã nổi tiếng toàn thế giới. Điều này lý giải vì sao tại các nước phương Tây thường hay xây nhà bằng vật liệu nhẹ với gạch AAC và tấm panel ALC là vì vậy.

Chính khả năng cách nhiệt khủng này tạo cho vật liệu nhẹ khả năng chống cháy. Gạch siêu nhẹ AAC và tấm panel ALC đạt tiêu chuẩn EI240 cao nhất trong các vật liệu nhẹ xây nhà hiện nay. Gấp 2 đến 3 lần tiêu chuẩn của các vật liệu nhẹ thông thường khác.

Những căn nhà có khả năng cách nhiệt cao giúp giảm ảnh hưởng bởi nhiệt độ bên ngoài. Từ đó bên trong căn nhà ấm hơn vào mùa đông và mát hơn vào mùa hè. Chính điều này còn giúp giảm lượng tiêu thụ về điện năng, khí đốt lớn.

Tiết kiệm chi phí

Việc sử dụng vật liệu nhẹ xây nhà giúp giảm chi phí nền móng, sắt thép cho kết cấu. Đồng thời giảm chi phí nhân công cũng như rút ngắn thời gian xây dựng hoàn thiện. Cụ thể:

  • Giá vật liệu nhẹ rẻ hơn so với rất nhiều vật liệu xây dựng phổ thông khác. Ví dụ như các loại gạch đá ốp lát có trọng lượng nặng mà giá thành lại rất đắt. Thậm chí là các vật liệu nhập khẩu có mức giá cao hơn vài lần so với giá vật liệu nhẹ.
  • Chi phí cước vận chuyển các vật liệu nhẹ cũng thấp hơn nhiều lần. Chi phí này cũng sẽ được phân bổ vào giá của vật liệu xây dựng. Vì vậy sử dụng vật liệu nhẹ xây nhà giúp tiết kiệm được chi phí khá lớn trong tổng thể chi phí chung.

Thân thiện môi trường

Các vật liệu nhẹ thường đều là vật liệu không nung. Vật liệu xây không nung còn là xu hướng phát triển quan trọng trong ngành công nghiệp xây dựng hiện nay. Đây là vật liệu được sản xuất không sử dụng tài nguyên, không nung đốt và phát chất thải ra môi trường. Đa số các dạng vật liệu nhẹ là vật liệu xanh, sử dụng các nguyên liệu tái chế để sản xuất nên không gây ảnh hưởng tới môi trường mà còn đóng góp đáng kể vào việc giảm khí thải nhà kính.

uu-va-nhuoc-diem-cua-vat-lieu-nhe-trong-xay-dung-nha-o-ludesign
Vật liệu nhẹ thân thiện môi trường | Nguồn: Internet.

Nhược điểm của vật liệu nhẹ trong xây dựng

Không phù hợp làm nền móng

Các hạng mục như nền móng của căn nhà không nên sử dụng vật liệu nhẹ. Vì nền móng là kết cấu cần có trọng lượng cao để ổn định cho toàn bộ kết cấu bên trên. Chính vì vậy vật liệu nhẹ không nên sử dụng tại các hạng mục này.

Các vật liệu nhẹ chỉ nên sử dụng bắt đầu từ tầng trệt trở lên. Kết cấu móng vẫn thường được làm bằng các vật liệu phổ thông như: bê tông cốt thép, gạch đỏ đặc, gạch xi măng cốt liệu block.

Cần đầu tư công nghệ cao

Việc sản xuất vật liệu nhẹ cần áp dụng những dây chuyền sản xuất công nghệ cao. Thậm chí là những dây chuyền lớn, chi phí đầu tư ban đầu rất cao. Những dây chuyền sản xuất này thường mất thời gian chuyển giao công nghệ, đòi hỏi vốn đầu tư và quy trình phức tạp hơn. Do đó không phải vật liệu nhẹ nào cũng dễ dàng sản xuất.

Chưa phổ biến như vật liệu truyền thống

Người dùng vẫn thường khó thích nghi với những công nghệ mới. Đa số vẫn ưa áp dụng những vật liệu truyền thống nặng và dễ dàng tìm mua như: gạch đỏ, gạch xi măng cốt liệu, đá ốp lát v.v. Các vật liệu nhẹ chính vì thế mà chưa có phổ biến và được ưa chuộng như vật liệu truyền thống.

Bên cạnh đó, vật liệu nhẹ thường chỉ được chú trọng trong các thiết kế kiến trúc độc đáo và hiện đại. 

Ứng dụng của vật liệu xây nhẹ để xây nhà

Sử dụng vật liệu nhẹ làm tường

Để xây kết cấu tường bao ngoài, tường ngăn phòng bằng vật liệu nhẹ gia chủ nên sử dụng các vật liệu từ bê tông siêu nhẹ như:

  • Gạch bê tông nhẹ AAC: được đánh giá hiệu quả cao về kinh tế và chất lượng chống nóng, cách âm, cách nhiệt, chống cháy. Đây là sản phẩm gạch nhẹ xây nhà phổ biến bậc nhất trên thế giới.
  • Sử dụng tấm bê tông nhẹ lắp ghép: nếu muốn dùng vật liệu nhẹ làm tường bằng phương pháp lắp ghép thì gia chủ nên ưu tiên các sản phẩm tốt như: Tấm bê tông nhẹ ALC, Tấm bê tông nhẹ EPS.
uu-va-nhuoc-diem-cua-vat-lieu-nhe-trong-xay-dung-nha-o-ludesign
Vật liệu nhẹ – Bê tông nhẹ được sử dụng làm tường | Nguồn: Internet.

Sử dụng vật liệu nhẹ làm vách ngăn

Gia chủ có thể sử dụng gạch siêu nhẹ AAC hoặc lắp ghép bằng tấm bê tông nhẹ ALC, EPS hoặc các loại tấm thạch cao, tấm Cemboard để làm vách ngăn trong nhà.

Để nâng cao hiệu quả sử dụng cần tính toán vị trí của vách ngăn. Nếu vách ngăn dựng tại khu nhà vệ sinh, phòng tắm hoặc những nơi ẩm ướt, gia chủ cần chú ý đến khả năng chịu nước và chống ẩm của vật liệu. Việc xử lý chống thấm tốt kết hợp sơn hoàn thiện có khả năng chống thấm cũng rất nên được ưu tiên.

Vật liệu nhẹ - Tấm thạch cao được dùng làm vách ngăn tốt
Vật liệu nhẹ – Tấm thạch cao được dùng làm vách ngăn tốt | Nguồn: Internet.

Sử dụng vật liệu nhẹ làm sàn nhà

  • Vật liệu nhẹ làm sàn nhà kết cấu thô: Đây là hệ sàn nhẹ lắp ghép và các vật liệu nhẹ tốt nhất nên sử dụng đó là tấm bê tông nhẹ ALC và tấm EPS. Đây là các tấm bê tông nhẹ được gia cường bằng lưới cốt thép chịu lực, có khả năng chịu lực, chống va đập cao. Các liên kết hoàn toàn bằng phương pháp lắp ghép nên khi dùng để làm sàn bê tông nhẹ rất hợp lý. Ngoài ra tấm bê tông nhẹ Cemboard cũng là phương án hợp lý khi sử dụng làm tấm lót sàn.
  • Vật liệu nhẹ làm sàn nhà hoàn thiện: Đây là các vật liệu để hoàn thiện phía trên bề mặt sàn nhà. Các vật liệu nhẹ làm sàn nhà nên sử dụng là sàn gỗ, sàn tre Bamboo, sàn bằng tấm cao su, hay tấm vinyl.
uu-va-nhuoc-diem-cua-vat-lieu-nhe-trong-xay-dung-nha-o-ludesign
Tấm nhựa vinyl, sàn cao su (Rubber Floor) được sử dụng vật liệu nhẹ làm sàn nhà | Nguồn: Internet.

Sử dụng vật liệu nhẹ làm mái nhà

Làm mái nhà bằng vật liệu nhẹ tốt nhất hiện nay thường sử dụng bê tông siêu nhẹ hay vật liệu nhẹ tre nứa. Cả hai loại vật liệu nhẹ này đều có đầy đủ các yếu tố về trọng lượng nhẹ, độ bền cao, chống nóng và cách nhiệt tốt. 

uu-va-nhuoc-diem-cua-vat-lieu-nhe-trong-xay-dung-nha-o-ludesign
Vật liệu nhẹ bằng tre nứa được dùng làm mái nhà đem lại công dụng và độ thẩm mỹ cao| Nguồn: Internet.

Sử dụng vật liệu nhẹ làm trần nhà

Vật liệu nhẹ làm trần nhà cũng cần được chia làm hai loại cụ thể như sau:

  • Vật liệu nhẹ làm trần nhà xây thô: Trần nhà xây thô bằng vật liệu nhẹ tốt nhất là sử dụng công nghệ bê tông siêu nhẹ. 
  • Vật liệu nhẹ làm trần nhà hoàn thiện: ưu tiên các vật liệu nhẹ như tấm thạch cao, tấm cemboard v.v… Các tấm có trọng lượng nhẹ, dễ dàng điều chỉnh và thi công. Bề mặt sau khi xử lý và sơn hoàn thiện có độ chính xác, bằng phẳng và thẩm mỹ cao.
uu-va-nhuoc-diem-cua-vat-lieu-nhe-trong-xay-dung-nha-o-ludesign
Vật liệu nhẹ làm trần nhà hoàn thiện: ưu tiên các vật liệu nhẹ như tấm thạch cao | Nguồn: Internet.

Sử dụng vật liệu nhẹ làm tôn nền

Vật liệu nhẹ tôn nền nhà hay nâng nền nhà là giải pháp rất hợp lý. Vật liệu nhẹ và chịu lực cao, độ bền và tuổi thọ lâu dài. Chính vì vậy giải pháp này mang lại hiệu quả cả về mặt kỹ thuật lẫn kinh tế.

Kết luận

Trên đây là các chia sẻ của LU Design về ưu và nhược điểm của các loại vật liệu nhẹ trong xây dựng, thi công kiến trúc. Hi vọng, qua bài viết này quý gia chủ đã hiểu và nắm rõ đặc điểm, công dụng từng loại và có thể đưa ra những quyết định chính xác nếu có dự định xây nhà.

Nếu bạn đang quan tâm đến việc thiết kế kiến trúc – nội thất nhà ở và muốn tư vấn rõ hơn về các vật liệu thì hãy liên hệ ngay với LU Design để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!

THÔNG TIN LIÊN LẠC

Hotline: 0837 88 33 99

Office: 79 Nguyen Truong To, Ward 12, District 4,HCM

Website: ludesign.vn

Fanpage: LU Interior Design & Build

CHIA SẺ VỚI BẠN BÈ:

{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong thiết kế nội thất | LU Design