BLOG

KIẾN TRÚC - NỘI THẤT

XU HƯỚNG

TẠP CHÍ VÀ LỜI KHUYÊN

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

NHÀ LU OFFICAL

5 mẹo sửa chữa đồ gỗ và lưu ý bảo dưỡng đồ nội thất gỗ lâu bền

Đồ nội thất gỗ rất phổ biến hiện nay, đa dạng về chủng loại, giá thành. Chất lượng của đồ nội thất làm từ gỗ cũng được cải tiến rất nhiều lần, bền chắc, ít sai sót hơn trước. Tuy nhiên, hư hỏng đồ gỗ vẫn có thể xảy ra, Gia chủ nên biết cách để khắc phục để đảm bảo thẩm mỹ lại duy trì được công năng sử dụng lâu dài của nội thất gỗ. 

Gỗ là vật liệu nội thất được yêu thích và sử dụng rộng rãi (ảnh sưu tầm)
Gỗ là vật liệu nội thất được yêu thích và sử dụng rộng rãi – Nguồn Internet

Cách vấn đề liên quan đến đồ nội thất gỗ có thể đến từ quá trình sản xuất, vận chuyển, Gia chủ có thể nhìn thấy ngay khi kiểm nhận, phần còn lại đến từ quá trình sử dụng, thời tiết và bào mòn do thời gian.

Nguyên nhân khiến đồ nội thất bị hư hại

  • Hư hại trong quá trình vận chuyển từ nhà cung cấp. Đồ gỗ nội thất cao cấp cũng như bất kỳ sản phẩm nào, nếu thiếu che chắn, bao bọc, hoàn toàn có thể bị tổn hại, cong vênh, trầy xước.
  • Hư hại do hóa chất, do đọng nước. Nước đọng không được lau khô gây phồng rộp đồ gỗ, một số hóa chất như: keo dán, xăng dầu, hoặc chất tẩy mạnh có khả năng làm đổi màu bề mặt nội thất, gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra việc bề mặt bị xỉn màu đi do mồ hôi hoặc nguồn nước ô nhiễm là không thể tránh khỏi trong suốt quá trình sử dụng.
Đồ gỗ bị xỉn màu là điều khó tránh khỏi trong quá trình sử dụng
Đồ gỗ bị xỉn màu là điều khó tránh khỏi trong quá trình sử dụng – Nguồn Internet
  • Hư hại cho con người và thú cưng. Thói quen hút thuốc lá, do hơi nóng từ nhan đèn, do leo trèo, viết vẽ, do chó mèo cắn phá là các nguyên nhân thường gặp khiến nội thất đồ gỗ tự nhiên bị hư hại.
  • Hư hại do tiếp xúc dưới nắng nóng lâu ngày. Nội thất đồ gỗ tự nhiên và nội thất từ gỗ công nghiệp nên được lưu giữ sử dụng trong điều kiện phòng. Nếu phơi dưới nắng nóng, quá trình oxi hóa bề mặt và giãn nở bên trong sẽ khiến đồ gỗ bị đổi màu, phồng rộp.
  • Do tác động của môi trường. Thời tiết ở Việt Nam rất khắc nghiệt với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều. Mùa đông lạnh buốt hanh khô làm đồ gỗ bị co lại. Mùa hè nắng nóng, nhiệt độ cao làm gỗ bị giãn ra đột ngột gây ra hiện tượng cong vênh, nứt nẻ.
  • Bào mòn do thời gian. Gỗ không phải vật liệu có thể vượt qua quá trình oxi hóa và vẫn bị mài mòn theo thời gian. Đồ vật càng thông dụng, khả năng xuống cấp càng nhanh, rất cần chú ý bảo dưỡng định kỳ.
  • Do chất lượng đồ nội thất. Chất lượng nguyên liệu đầu vào và quy cách sản xuất của nhà cung cấp quyết định chất lượng của đồ nội thất. Những sản phẩm đồ gỗ nội thất cao cấp luôn có giá thành xứng đáng với chất lượng và thẩm mỹ do nó mang lại.

5 Mẹo vặt sửa chữa đồ nội thất gỗ bị hư hỏng

Vết xước và vết nứt trên bề mặt

99.9% đồ nội thất gỗ đều bị xước trên bề mặt sử dụng. Chủ yếu xảy ra do ma sát, va chạm với các đồ vật khác.

Bàn gỗ bị xước do ma sát với đồ vật hoặc do con người
Bàn gỗ bị xước do ma sát với đồ vật hoặc do con người – Nguồn Internet

Chuẩn bị

  • Cọ, Sáp ong hoặc keo trám trét gỗ, Giấy nhám
  • Sơn bóng Vec-ni hoặc sơn PU tùy màu hiện trạng của đồ nội thất.

Cách khắc phục

Để xử lý các vết nứt lớn, Gia chủ cần sáp ong để trám vào vết nứt. Sau khi xử lý hết các vết nứt, rãnh sâu, Gia chủ chà nhẵn bề mặt gỗ và dùng sơn quét lên đảm bảo yêu cầu thẩm mỹ.

 

Với sơn Vec-ni: Gia chủ pha nước tỷ lệ 1:1 quét lên. Tùy theo cách pha và màu mặt gỗ mà sơn vec-ni có thể cho ra màu nâu cánh gián, nâu nhạt hoặc vàng tơ.

Với sơn PU: Gia chủ cần máy phun sơn để sơn đều màu

Sơn vecni thường có màu cánh gián chuyên bảo vệ đồ nội thất làm từ gỗ | Nguồn: Internet
Sơn vecni thường có màu cánh gián chuyên bảo vệ đồ nội thất làm từ gỗ – Nguồn Internet

Vì màu sơn mới sẽ chênh lệch với màu cũ, Gia chủ có thể xử lý bằng cách dành nhiều thời gian hơn để tiến hành sơn mới đồng bộ cho toàn bề mặt đồ nội thất cần sửa hoặc sơn cho cả bộ cùng loại (ví dụ trọn bộ bàn ghế).

Chú ý: Nếu Gia chủ muốn một phương pháp “chữa cháy” nhanh hãy tìm mua tuýp keo trám gỗ, đây là dòng keo có màu sắc tương đồng với màu gỗ, dùng thay cho sáp ong mà không cần phải sơn phủ.

Nhược điểm duy nhất của dòng keo này là không phù hợp xử lý các vết xước trên bề mặt. Các vết xước chỉ có thể xử lý triệt để bằng cách cạo bỏ lớp sơn cũ và phủ lên lớp sơn mới.

Đồ gỗ bị xỉn màu

Đồ gỗ bị xỉn màu chủ yếu là do tác động oxi hóa khiến màu sắc lớp sơn phủ bị cũ kỹ, xỉn màu. Điều này không ảnh hưởng tới tính năng, và cũng không cảnh báo nguy cơ hư hỏng, đơn giản vì sơn có thời hạn giữ màu nhất định, sẽ phải xuống màu sau một thời gian.

Cách khắc phục

  • Dùng giấy nhám để chà bỏ, và sơn mới
  • Dùng sữa bò tươi, nước trà hoặc bia để làm sáng bóng bề mặt tạm thời.
Lau đồ gỗ bằng sữa, trà hoặc bia giúp cải thiện độ sáng bóng bề mặt
Lau đồ gỗ bằng sữa, trà hoặc bia giúp cải thiện độ sáng bóng bề mặt – Nguồn Internet

Màu sơn cũ làm giảm độ thẩm mỹ của món đồ nội thất mặc dù các chức năng vẫn hoạt động rất tốt. Giải pháp triệt để là chà bỏ lớp sơn cũ mà phủ lên lớp sơn mới. Tuy nhiên, Gia chủ có thể sử dụng cách sau để tạo độ sáng bóng cho đồ gỗ.

Gia chủ dùng khăn bông thấm sữa bò lau qua bề mặt. Sau 20 phút lau lại bằng nước sạch. Hiệu quả tương tự nếu thay sữa bằng nước trà hoặc bia.

Mẹo này dựa vào vi chất có trong sữa tươi, trà và bia, có khả năng làm sáng bề mặt, tác động lên sơn giúp sơn có độ bóng nhất định.

Nhược điểm: Ngoại trừ cách sơn mới, các mẹo vặt chỉ là giải pháp tình thế và có hiệu quả phụ thuộc vào độ mới của màu sơn, hoàn toàn không có công dụng bảo dưỡng đồ gỗ. Nếu sơn quá cũ, phai nhạt nhiều, công dụng sẽ không rõ ràng.

Bàn gỗ bị lún lõm

Bàn gỗ bị lún lõm thường bị do ván ép kém chất lượng, dễ bị tác động ngoại lực làm sụp lún. Hoặc do thời gian sử dụng lâu dài và yếu tố môi trường, bề mặt ván gỗ đã sốp lên do giãn nở tự nhiên, khi bị tác động lực sẽ bị lún lõm.

Chuẩn bị

  • Vụn gỗ hoặc bột gỗ, khăn giấy, hoặc mì khô
  • Keo 502
  • Sáp ong hoặc keo trám gỗ
  • Giấy nhám
Các lỗ hõm hoặc lỗ đinh thường được trám bằng vụn gỗ và keo
Các lỗ hõm hoặc lỗ đinh thường được trám bằng vụn gỗ và keo – Nguồn Internet

Các bước xử lý

  • Gia chủ cần cậy bỏ phần vỏ: lớp sơn cũ, bề mặt melamine nếu có, chỉ để lại lõi gỗ tại vị trí cần xử lý.
  • Lấp đầy vết lõm bằng vụn gỗ, vụn giấy, vụn mì khô. Chừa lại 2-3 mm so với miệng vết lõm
  • Bơm keo 502 lên lớp vụn đã có. Keo 502 có đặc tính kết dính mạnh, nhanh khô giúp cố định vết trám lâu dài. Không được dùng nước khiến lõi bị mốc ẩm, giãn nở.
  • Phủ lên mặt trên keo trám gỗ, trám đều và liền mép với mặt bàn
  • Khi keo khô, dùng giấy nhám chà nhẵn bề mặt cần xử lý là hoàn thành.
  • Về mặt thẩm mỹ, Gia chủ có thể mua sơn để sơn phủ bề mặt vết trám, giúp vết trám đẹp hơn và vẽ các đường vân gỗ nếu có.

Nhược điểm

  • Gia chủ cần sơn phủ lại nếu muốn xóa đi màu sắc sai khác của vết trám.
  • Không tái tạo được đường vân của đồ nội thất đồ gỗ tự nhiên nếu không đầu tư thêm cọ vẽ và sơn
  • Màu sắc vết trám phụ thuộc vào màu keo
  • Vết trám đặc và cứng về mặt hình thức nhưng không thể so sánh như ban đầu vì vốn dĩ bề mặt đã bị hư hại. 

Bàn gỗ bị cháy xém

Bàn hoặc hầu hết đồ nội thất gỗ phòng khách khác không thể tránh khỏi việc vô ý bị tàn thuốc làm cháy đen điều này làm mặt gỗ xấu đi rất nhiều.

Tàn thuốc gây ra vệt đen nhẻm rất xấu xí trên mặt bàn, ghế gỗ
Tàn thuốc gây ra vệt đen nhẻm rất xấu xí trên mặt bàn, ghế gỗ – Nguồn Internet

Chuẩn bị

  • Giấy nhám, sáp ong hoặc keo trám gỗ

Cách khắc phục

  • Gia chủ dùng giấy nhám chà mỏng vùng bị cháy. Bôi sáp ong hoặc keo trám gỗ và tiếp tục chà nhẹ lại cho bề mặt nhẵn mịn

Nhược điểm

  • Cách làm bề mặt hư tổn thành vết lõm nhẹ và xử lý vết lõm bằng cách trám, điều này cơ bản khiến đồ nội thất gỗ bị mài mòn nhiều hơn.
  • Muốn đảm bảo thẩm mỹ cần tốn thêm công sức tô vẽ.

Sàn gỗ bị cong vênh phồng rộp

Việc đặt đồ gỗ ở gần nhà tắm, hoặc nơi bị nắng chiếu nhiều, khu vực cần giếng trời,…tiếp xúc với môi trường ẩm thấp, ướt nước hoặc quá nóng sẽ gây hư hại đến đồ gỗ và sàn gỗ.

Cách khắc phục

Tháo dỡ những tấm sàn gỗ bị phồng, cong vênh. Hong khô trong điều kiện phòng trong 5-7 ngày, sàn gỗ sẽ trở lại trạng thái ban đầu.

Nếu sàn gỗ chất lượng kém, sàn gỗ khó có thể trở lại trạng thái ban đầu, gia chủ bắt buộc phải thay thế bằng ván gỗ mới.

Các cách phòng tránh hư hại đồ nội thất gỗ

Các mẹo xử lý đa phần là xử lý bề mặt và làm mới hình thức của đồ gỗ, cơ bản vẫn là hư hại được che giấu đi. Vì giá trị của đồ gỗ nằm ở bản chất của gỗ và hình hài nguyên vẹn của nó khi vừa chế tác thành thành phẩm, nên việc phòng tránh hư hại đồ gỗ sẽ có ích hơn rất nhiều.

  • Đồ gỗ được vận chuyển hoặc lưu kho nên được che chắn bằng màng co, xếp đặt cẩn thận tránh va đập
  • Kiểm tra tình trạng các mối nối, phần tiếp xúc với sàn và tường; đảm bảo đồ nội thất được phủ sơn chống thấm, chống mối mọt đầy đủ
  • Đồ nội thất gỗ nên hạn chế tình trạng ngâm nước, được lau chùi cẩn thận bằng nước sạch hoặc chất làm sạch phù hợp, tránh xa sàn nước hoặc môi trường ẩm thấp
  • Nên lắp mành che nắng, ô văng che cửa hoặc trồng thêm cây quanh nhà để tạo điều kiện râm mát, tránh hiện tượng nắng nóng đột ngột khiến đồ gỗ giãn nở đột ngột
  • Các vết xước nhỏ có thể xử lý 1 lần mỗi năm bằng cách sơn mới không nhất thiết phải chà giấy nhám làm mòn bề mặt.
  • Sử dụng đồ nội thất chất lượng cao từ nguồn uy tín sẽ đảm bảo độ bền và ít hư hại. 
  • Lên lịch bảo dưỡng đồ gỗ định kỳ 1 năm 1 lần

Xem thêm

Kết luận

Trên đây là tổng hợp các kiến thức về sửa chữa đồ gỗ mà gia chủ cần biết khi chuẩn bị đổi mới không gian sống. Nếu bạn vẫn còn gặp những khó khăn trong quá trình thiết kế – thi công, hãy liên hệ với LU Design ngay để được hỗ trợ miễn phí nhanh chóng.

THÔNG TIN LIÊN LẠC

Hotline: 0837 88 33 99

Office: 79 Nguyen Truong To, Ward 12, District 4, HCM

Website: ludesign.vn

Fanpage: Lu Interior Design & Build

CHIA SẺ VỚI BẠN BÈ:

{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong thiết kế nội thất | LU Design