BLOG

KIẾN TRÚC - NỘI THẤT

XU HƯỚNG

TẠP CHÍ VÀ LỜI KHUYÊN

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

NHÀ LU OFFICAL

Quy trình sản xuất đồ nội thất gỗ công nghiệp và gỗ tự nhiên

Thi công nội thất gỗ mang đến vẻ đẹp ấn tượng cùng nét mộc mạc; đồ nội thất gỗ trở thành xu hướng thời thượng, không bao giờ lỗi mốt hay đứng trước sự đe dọa của những loại vật liệu mới. Vậy vật liệu này có quy trình sản xuất đồ nội thất như thế nào. Cùng LU Design tìm hiểu quy trình sản xuất của gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp qua bài viết này nhé!

Xem thêm:

Vì sao gỗ dần trở thành vật liệu chuyên dụng trong nội thất

Theo một thống kê gần nhất trên thị trường nội thất hiện nay, có đến 80% chất liệu từ gỗ được sử dụng để làm nội thất cho không gian sống của các gia đình. Đây là một điều dễ hiểu bởi khi suy xét những đặc trưng và đặc tính nổi trội của vật liệu gỗ, bao gồm cả gỗ tự nhiên và gỗ công nghiệp thì việc lựa chọn thi công nội thất gỗ là một lựa chọn hợp lý và khôn khéo. 

quy-trinh-san-xuat-do-noi-that-go-cong-nghiep-go-tu-nhien 1
Nội thất gỗ trở thành vật liệu chuyên dụng trong gia đình Việt | Nguồn: Dự án Căn hộ Sài Gòn Royal.

Sự góp mặt của những món đồ nội thất từ gỗ không những đem đến cho gia đình bạn một không gian sống an toàn và thân thiện, hài hòa với thiên nhiên, toát lên sự sang trọng và thanh lịch mà còn vô cùng ấm áp và mang tới giải pháp sống lành mạnh, an toàn cho người dùng. Bên cạnh đó, không thể kể đến những ưu điểm nổi bật của gỗ như:

  • Gỗ thân thiện với môi trường
  • Mang vẻ đẹp sang trọng, cao quý tuyệt đối
  • Vẻ thanh lịch quyến rũ
  • Đồ nội thất gỗ không bao giờ lỗi mốt
  • Dễ dàng vệ sinh và làm mới
  • Gỗ cao cấp thường mang lại giá trị lớn
  • Vẻ ấm áp, tính ứng dụng cao phù hợp với mọi không gian sống
  • Gỗ an toàn cho sức khỏe người dùng

Vậy quy trình sản xuất đồ nội thất gỗ sẽ diễn ra như thế nào? Đây là một trong số những câu hỏi mà LU Design nhận được nhiều nhất từ nhà đầu tư (gia chủ) mà LU đã đảm nhận. 

Quy trình sản xuất đồ nội thất gỗ tự nhiên

Gỗ tự nhiên là gì?

quy-trinh-san-xuat-do-noi-that-go-cong-nghiep-go-tu-nhien 2
Gỗ tự nhiên nổi bật với vân gỗ cùng màu sắc khác nhau | Nguồn: Internet.

Gỗ tự nhiên là loại gỗ được khai thác từ những khu rừng tự nhiên hay từ rừng trồng lấy gỗ, lấy nhựa, lấy tinh dầu hoặc lấy quả có thân cứng chắc. Gỗ tự nhiên được đưa vào sản xuất nội thất mà không phải qua giai đoạn chế biến gỗ thành nguyên vật liệu khác. Nét đặc trưng riêng cho vẻ đẹp của gỗ tự nhiên, chính là những hình thù độc đáo của vân gỗ, cùng những màu sắc khác nhau.

Bảy bước trong quy trình sản xuất đồ nội thất gỗ tự nhiên 

Bước 1: Đọc bản vẽ, thống kê vật tư nguyên liệu

quy-trinh-san-xuat-do-noi-that-go-cong-nghiep-go-tu-nhien 3
Kiến trúc sư lên kế hoạch thống kê vật tư nguyên liệu | Nguồn: Internet.

Quy trình sản xuất đồ nội thất gỗ tự nhiên không thể thiếu bước đọc bản vẽ và thống kê nguồn vật tư, nguyên liệu. Kiến trúc sư thực hiện nghiên cứu thị trường và sáng tạo những mẫu thiết kế ấn tượng sau đó lên kế hoạch thống kê vật tư nguyên liệu.

Bước 2: Xẻ gỗ

Những tấm gỗ tự nhiên thường là những khối gỗ lớn, để dễ dàng hơn cho việc gia công, thợ gia công thường thực hiện xẻ gỗ tự nhiên lớn thành những tấm gỗ với kích thước phù hợp với nhu cầu và kích thước sản phẩm.

quy-trinh-san-xuat-do-noi-that-go-cong-nghiep-go-tu-nhien 4
Xẻ gỗ là công đoạn quan trọng trong việc chuẩn bị vật tư | Nguồn: Internet.

Ở bước này, đòi hỏi tay nghề của người thợ trong xưởng sản xuất rất cao, nếu cắt không chuẩn xác gây tốn kém rất nhiều chi phí, nguyên liệu sản xuất. 

Bước 3: Sấy gỗ

Thành phẩm gỗ tự nhiên sau khi được xẻ sẽ đem đi sấy khô với mục đích tẩm chất hóa học chống mối mọt, sau đó đưa vào lò sấy.

Gỗ tự nhiên cần chuẩn bị trước thời gian từ 2-3 tháng trước khi tiến hành sản xuất đồ gỗ nội thất chính thức nhằm đảm bảo gỗ khô, có hàm lượng nước thấp, rút ngắn thời gian cho việc sấy gỗ để cung ứng ra thị trường kịp tiến độ.

Với gỗ tự nhiên luôn cần kiểm tra thường xuyên để đảm bảo đúng tiêu chuẩn về nhiệt độ trong lò, nhiệt độ này cần được giữ ổn định để gỗ sau ra lò không bị nứt mẻ, cong vênh hay biến dạng. Độ ẩm tiêu chuẩn của gỗ sau bước sấy cần đảm bảo duy trì khoảng 15%.

Bước 4: Lọc gỗ

Gỗ sau khi đem sấy cần đảm bảo được tiêu chí rắn chắc, bề mặt gỗ mịn, có vân đẹp, không bị cong vênh, không sứt mẻ và màu sắc tự nhiên.

Bước 5 và 6: Gia công sơ bộ và gia công sản phẩm

Quy trình sản xuất đồ nội thất gỗ tự nhiên cần chú ý ở công đoạn này. Đòi hỏi kỹ thuật viên phải tỉ mỉ và am hiểu về gỗ tự nhiên. Quy trình này nhiều công đoạn hơn so với gia công gỗ công nghiệp để tạo ra được sản phẩm mộc cao cấp trên thị trường đồ gỗ nội thất. 

quy-trinh-san-xuat-do-noi-that-go-cong-nghiep-go-tu-nhien 5
Gia công sơ bộ là công đoạn cần thiết để trau chuốt vật tư | Nguồn: Internet.

Các công đoạn được thực hiện theo quy trình như sau:

quy-trinh-san-xuat-do-noi-that-go-cong-nghiep-go-tu-nhien 6

Bước 7: Lắp ráp thành phẩm, kiểm tra và đóng gói

Gỗ tự nhiên khi lắp ráp sẽ trải qua quá trình sơn phủ trong quy trình sản xuất đồ gỗ:

quy-trinh-san-xuat-do-noi-that-go-cong-nghiep-go-tu-nhien 7

Thành phẩm hoàn thiện sẽ được kiến trúc sư kiểm tra, đảm bảo chất lượng 100% và đóng gói chuẩn bị vận chuyển.

Quy trình sản xuất đồ nội thất gỗ khá phức tạp, đòi hỏi kỹ thuật viên am hiểu từng loại gỗ để linh hoạt áp dụng chính xác từng công đoạn. 

Quy trình sản xuất đồ nội thất gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp là gì? 

Gỗ công nghiệp là loại gỗ được con người sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với những thớ gỗ vụn (nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên) để làm ra một tấm gỗ hoàn chỉnh. Gỗ công nghiệp trở nên phổ biến hiện nay, chúng đúng góp nhiều trong lĩnh vực xây dựng. Chính vì sự phổ biến này, người ta luôn đặt câu hỏi cho quy trình sản xuất đồ nội thất gỗ công nghiệp.

Một số loại gỗ công nghiệp được người dùng sử dụng phổ biển có thể kể đến: gỗ MDF, gỗ HDF, Ván dăm, gỗ dăm gỗ dán (Plywood),… Chúng được sử dụng rộng rãi ở mọi công trình kiến trúc ngày nay.

Tám bước trong quy trình sản xuất đồ nội thất gỗ 

Bước 1: Đọc bản vẽ

Bộ phận thiết kế đồ dùng nội thất gỗ công nghiệp sẽ tiến hành nghiên cứu thị trường, tìm hiểu chuyên sâu về các sản phẩm nội thất gỗ hiện có; sáng tạo nên những mẫu thiết kế sản phẩm cải tiến. Việc này không chỉ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ hàng tiêu dùng trong nước mà còn nhằm mục đích xuất khẩu gỗ.

quy-trinh-san-xuat-do-noi-that-go-cong-nghiep-go-tu-nhien 8
Bước đọc hiểu bản vẽ được đánh giá là bước quan trọng trong quy trình sản xuất đồ nội thất | Nguồn: Internet.

Sau khi bộ phận thiết kế hoàn thành xong bản thiết kế sơ thảo sẽ gửi đến kiến trúc sư, so sánh tính hợp lý trong bản thiết kế đồng thời có những điều chỉnh để phù hợp với thực tế của sản xuất. 

Thông thường, kiến trúc sư đã có sẵn những bản mẫu thiết kế xây dựng dành cho các công trình như nhà ở, khu vực văn phòng hoặc quán cafe,…Đối với những mẫu thiết kế cụ thể từ đơn vị thiết kế, kiến trúc sư sẽ có sự điều chỉnh phù hợp nhất với kiến trúc dự định thi công. Bước đầu tiên được đánh giá là bước quan trọng trong quy trình sản xuất đồ nội thất.

Bước 2: Thống kê vật tư nguyên liệu

quy-trinh-san-xuat-do-noi-that-go-cong-nghiep-go-tu-nhien 9
Nguồn vật tư và nguyên liệu thường sẽ được thống kê đầy đủ và phân chia theo từng hạng mục | Nguồn: Internet.

Sau khi bản vẽ chi tiết được hoàn thành khi sản xuất đồ gỗ, kiến trúc sư sẽ tiến hành nghiên cứu và thống kê vật tư chuẩn để sản xuất. Để giúp quy trình sản xuất đồ nội thất gỗ diễn ra đúng tiến độ, KTS cần am hiểu mẫu thiết kế, có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất đồ gỗ sẽ xác định được số lượng nguyên liệu, vật tư cần chuẩn bị, số lượng nguồn nguyên vật liệu này. 

Nguồn vật tư và nguyên liệu thường sẽ được thống kê đầy đủ và phân chia theo từng hạng mục nhỏ: hạng mục thiết bị nếu cần, hạng mục gỗ, hạng mục phụ kiện đi kèm ( bản lề, ray trượt..), các nguyên liệu hỗ trợ cho quá trình hoàn thành sản phẩm,…

quy-trinh-san-xuat-do-noi-that-go-cong-nghiep-go-tu-nhien 10
Các thống kế để chuyển đến bộ phận kế toán tiến hành thu mua và nhập nguyên liệu | Nguồn: Internet.

Nguồn vật tư, nguyên liệu này sau khi được kiến trúc sư thống kê đầy đủ, chính xác, đảm bảo phù hợp với điều kiện sản xuất của đơn vị sản xuất đồ gỗ sẽ được chuyển đến bộ phận kế toán tiến hành thu mua, nhập nguyên liệu để phục vụ cho quy trình sản xuất đồ gỗ nội thất.

Bước 3: Gia công sơ bộ

Bước tiếp theo trong quy trình sản xuất đồ nội thất gỗ là gia công sơ bộ thường sẽ tiến hành đo, cắt các kích thước cụ thể nhằm phân loại cụ thể vật tư cho từng công đoạn sản xuất gỗ khác nhau.

Bước 4: Gia công sản phẩm

Những tấm gỗ công nghiệp được cắt thành đúng kích thước bởi máy móc, thiết bị hỗ trợ cắt nhằm đảm bảo chính xác nhất các chi tiết của bản vẽ đã được thiết kế ở bước 1 của quy trình sản xuất đồ gỗ.

Bước 5: Chuẩn bị để lắp ráp sản phẩm

Sau khi các tấm gỗ và các chi tiết đã được chuẩn bị đầy đủ, chính xác về các thông số theo bản vẽ; nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành lựa chọn vân gỗ, bề mặt gỗ thích hợp để có thể sắp xếp chúng vào những vị trí trong sản phẩm.

Một số sản phẩm gỗ công nghiệp đã có sẵn lớp phủ bề mặt như Laminate, Melamine,…sẽ được kiến trúc sư kiểm tra và chỉnh sửa chính xác theo bản vẽ chi tiết trước đó.

quy-trinh-san-xuat-do-noi-that-go-cong-nghiep-go-tu-nhien 11
Chuẩn bị để lắp ráp sản phẩm | Nguồn: Internet.

Các sản phẩm từ gỗ công nghiệp qua bước sản xuất thường sẽ được sơn PU hoàn thiện. Đồng thời, trong quy trình sản xuất đồ gỗ cần kiểm tra kỹ lưỡng về kết cấu, mức độ chắc chắn giúp kéo dài tuổi thọ của sản phẩm khi cung ứng ra thị trường.

Bước 6: Hoàn thiện sản phẩm

Sản phẩm thô sau khi đã hoàn thành lắp ráp trong quy trình sản xuất đồ nội thất gỗ sẽ được vận chuyển đến bộ phận sơn bằng xe nâng hàng, đảm bảo nâng đỡ sản phẩm đồ gỗ dễ dàng, tiết kiệm công sức và nhân sự cho việc di chuyển, đảm bảo tối đa an toàn cho sản phẩm bằng gỗ công nghiệp. 

Các sản phẩm thô sẽ được sơn đảm bảo tính thẩm mỹ cao, những sản phẩm chưa đạt chất lượng cũng sẽ được điều chỉnh lại hoặc loại bỏ, chỉ giữ lại những sản phẩm đồ gỗ nội thất đạt chất lượng tốt.

Bước 7: Kiểm tra sản phẩm

Bước kiểm tra thành phẩm cuối cùng suốt quy trình sản xuất đồ nội thất gỗ công nghiệp sẽ được thực hiện bởi kiến trúc sư đã thiết kế nên bản vẽ, kiểm tra chính xác về màu sắc, kích thước và tính thẩm mỹ của từng sản phẩm. 

Sản phẩm đồ gỗ nội thất sau khi nghiệm thu sẽ được chuyển đến quy trình đóng gói, sẵn sàng cho vận chuyển hàng hóa. 

Bước 8: Đóng gói sản phẩm

Để tránh bị xây xước trong quá trình vận chuyển sản phẩm, đồ dùng gỗ sẽ được đóng gói cẩn thận, bao bọc bằng chất liệu mềm, có khả năng chống sốc cao. 

Quy trình sản xuất đồ nội thất gỗ công nghiệp gồm 8 bước; nhìn chung, gỗ công nghiệp ngày nay được sử dụng rộng rãi ở nhiều dự án nhà ở, bởi tính nhanh chóng trong thi công và áp dụng được nhiều kiểu dáng. 

Kết luận

Thực hiện quy trình sản xuất đồ nội thất gỗ cần sự trao đổi và hợp tác chặt chẽ giữ các kiến trúc sư và kỹ thuật viên. Ngoài sự liên kết này, đòi hỏi KTS và Kỹ thuật viên phải am hiểu về các dòng gỗ, từ đặc điểm, đặt tính vật lý, tính ứng dụng để đưa ra một phương án hợp lý trước khi bắt tay vào thực hiện quy trình.

Qua bài viết trên, đội ngũ LU Design hy vọng độc giả đã có những thông tin, kiến thức mới bổ ích về quy trình sản xuất đồ nội thất gỗ. Nếu vẫn còn những câu hỏi hay thắc mắc khác, vui lòng liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn nhé!

THÔNG TIN LIÊN LẠC

Hotline: 0837 88 33 99

Office: 79 Nguyen Truong To, Ward 12, District 4, HCM

Website: ludesign.vn

Fanpage: Lu Interior Design & Build 

CHIA SẺ VỚI BẠN BÈ:

{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong thiết kế nội thất | LU Design