BLOG

KIẾN TRÚC - NỘI THẤT

XU HƯỚNG

TẠP CHÍ VÀ LỜI KHUYÊN

CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

NHÀ LU OFFICAL

6 Dòng vật liệu tái chế ứng dụng trong thiết kế nội thất

Trong những năm qua, chất thải từ việc xây dựng và thi công công trình là một trong những nguồn rác thải lớn. Việc ứng dụng vật liệu tái chế đã trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và hạn chế sử dụng những nguồn vật liệu tự nhiên quý hiếm đều có nguyên do. Vậy vật liệu tái chế là gì và tại sao ứng dụng chúng trở thành xu hướng trong thiết kế nội thất?

Trong bài viết hôm nay, LU Design cùng bạn làm rõ hơn về dòng vật liệu tái chế. Từ đó gián tiếp giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn trong khâu chọn lựa vật liệu và xây dựng tổ ấm của mình.

Xem thêm:

Vật liệu tái chế là gì? 

Để định nghĩa một cách dễ hiểu thì vật liệu tái chế là tái sử dụng hoặc thông qua quá trình biến đổi tất cả những vật liệu, đồ dùng, sản phẩm không còn được sử dụng. Mỗi loại vật liệu đều có những biện pháp tái chế khác nhau. 

Vật liệu tái chế trong thiết kế nội thất - Nguồn Internet
Vật liệu tái chế trong thiết kế nội thất – Nguồn Internet

Trong ngành thiết kế – thi công nội thất, mỗi công trình tạo ra một lượng rác thải lớn gây ô nhiễm môi trường. Các loại vật liệu đã qua sử dụng sẽ đi vào hố lấp nhiều hơn vì không được xử lý tái chế đúng cách. Tuy nhiên, nếu được xử lý phù hợp, chúng có thể trở thành vật liệu tiềm năng để tái sử dụng. 

Phân loại 6 dòng vật liệu tái chế

Gỗ và gỗ xẻ 

Thiết kế nội thất cùng vật liệu tái chế - Nguồn Internet
Thiết kế nội thất cùng vật liệu tái chế – Nguồn Internet

Nguyên vật liệu đầu tiên trong danh sách vật liệu tái chế có thể kể đến ở đây là gỗ. Gỗ được sử dụng trong hầu hết các công trình dù lớn hay nhỏ vì vậy mà khối lượng rác thải từ gỗ, gỗ xẻ nhiều vô kể. Chúng được dùng để đóng khung, vỏ bọc, cửa ra vào, sàn nhà và cửa sổ, và phần lớn số gỗ đó đến từ gỗ nguyên sinh. 

Vì vậy, gỗ đứng đầu trong danh sách vật liệu có thể tái sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Theo từng tình trạng gỗ ta phân loại được cách thức tái chế cho từng dòng:

  • Vật liệu gỗ còn ở tình trạng tốt như gỗ nguyên tấm có thể trải qua quá trình làm sạch, khử cặn và định cỡ trước khi sử dụng. 
  • Đối với gỗ phế thải có thể nghiền nát chúng bằng máy, sau đó tạo hình thành những tấm ván mới để đưa vào hệ sinh thái xây dựng. 

Vách thạch cao 

Vách thạch cao là những tấm thạch cao lớn được sử dụng chính trong xây dựng. Các công trình sau thi công có xu hướng tạo ra khối lượng lớn chất thải vách thạch cao sau khi dự án hoàn thành. May mắn thay, vách thạch cao dễ tái chế và tái sử dụng. 

  • Có thể sử dụng mảnh vụn của tấm thạch cao để gia công các lỗ hở trên tường, hoặc cho chúng vào bê tông ướt để tái chế.
  • Vách thạch cao bên trong có chứa một loại chất tên boron, chúng rất giàu dinh dưỡng cho thực vật. Vì vậy có thể tái chế vào nông nghiệp, xay vách thạch cao và trộn bột này với đất để cung cấp cho cây một nguồn thức ăn giàu chất dinh dưỡng. 

Kim loại 

Vật liệu tái chế trong thiết kế nội thất - Nguồn Internet
Vật liệu tái chế trong thiết kế nội thất – Nguồn Internet

Sau khi được ứng dụng vào các công trình, chúng sẽ có thể rơi vãi hoặc sót lại. Những kim loại như thép, đồng cực kì bền và có thể dễ dàng tái chế sau khi sử dụng. Giống như thép, sau khi tái chế đồng vẫn giữ được sức mạnh và độ bền của nó. 

Kim loại là vật dụng dễ được tái sử dụng và cực kì có giá trị. Ngoài việc tận dụng lại, chúng ta có thể bán cho những người buôn phế liệu để sử dụng ở những nơi khác.

Tấm lợp mái 

Tấm lợp mái là vật liệu được làm bằng các vật liệu khác nhau như gỗ, đá, đá phiến, kim loại, nhựa,… Khác với suy nghĩ của chúng ta về tấm lợp mái nhẹ và khó có thể tái sử dụng thì chúng lại khá bền, cứng và chịu được nhiệt cao. Chúng có thể được tái sử dụng do khả năng bền lên đến 20,30 năm. Chúng được ứng dụng vào các dự án khác không phải nhà ở như vỉa hè phố, vá ổ gà hoặc tái chế làm tấm lợp mái mới. 

Kính và thuỷ tinh 

Vật liệu tái chế trong thiết kế nội thất - Nguồn Internet
Vật liệu tái chế trong thiết kế nội thất – Nguồn Internet

Kính và thuỷ tinh có thể dùng trong tái chế nhưng sẽ khá hạn chế vì chúng sẽ không đứng một mình trong ứng dụng thiết kế nội thất. Ví dụ: Kính cửa sổ cần có nhôm, nhựa vinyl, miếng đệm cách nhiệt và các lớp cán cần được loại bỏ trước khi có thể tái chế.  Việc này sẽ tốn thời gian và chi phí.

Nhựa 

Như các bạn đọc đã biết, nhựa là một hợp chất rất khó để phân huỷ và chúng có thể tồn tại đến hàng ngàn năm dưới áp lực môi trường. Do vậy công cuộc tái chế nhựa và sử dụng chúng đúng cách đã trở thành kim chỉ nam. 

Xu hướng sử dụng vật liệu tái chế trong thiết kế – thi công nội thất

Vật liệu tái chế trong thiết kế – thi công nội thất mang đến nhiều giá trị cho môi trường và ngành công nghiệp này. Chúng gần như là một phần quan trọng của tính bền vững vì nó làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường và giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. 

Vật liệu tái chế trong thiết kế nội thất - Nguồn Internet
Vật liệu tái chế trong thiết kế nội thất – Nguồn Internet

Bên cạnh việc ứng dụng vật liệu tái chế thì những thiết kế bền vững cũng là lời cam kết của những người trong ngành đối với việc bảo vệ môi trường. Tầm quan trọng của vật liệu bền vững ngày nay đóng một vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch cho một dự án và đang trở thành một con đường quan trọng đối với tất cả chúng ta.

Xem thêm:

Kết luận

Trên đây là tổng hợp các kiến thức về vật liệu thiết kế nội thất mà gia chủ cần biết khi chuẩn bị đổi mới không gian sống. Nếu bạn vẫn còn gặp những khó khăn trong quá trình thiết kế – thi công, hãy liên hệ với LU Design ngay để được hỗ trợ miễn phí nhanh chóng.

THÔNG TIN LIÊN LẠC

Hotline: 0837 88 33 99

Office: 79 Nguyen Truong To, Ward 12, District 4, HCM

Website: ludesign.vn

Fanpage: Lu Interior Design & Build

CHIA SẺ VỚI BẠN BÈ:

{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.singularReviewCountLabel }}
{{ reviewsTotal }}{{ options.labels.pluralReviewCountLabel }}
{{ options.labels.newReviewButton }}
{{ userData.canReview.message }}
Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong thiết kế nội thất | LU Design