“Nội dung nào cần được lưu ý trong hợp đồng thi công nội thất?” – Đây là một trong những câu hỏi được quan tâm nhiều nhất đến từ các chủ đầu tư (gia chủ). Bất cứ hợp đồng nào cũng với mục đích đảm bảo quyền lợi cho đôi bên nên việc chủ đầu tư (gia chủ) cần hiểu rõ hợp đồng là điều thiết yếu. Để giải đáp thắc mắc này, đội ngũ LU Design đã tổng hợp và chỉ ra một vài trọng điểm trong hợp đồng cần rõ ràng và minh bạch. Trước hết, cần làm rõ “Hợp đồng thi công nội thất là gì?”:
Xem thêm:
- Chi tiết quy trình thi công nội thất biệt thự trong xây dựng
- Fit out trong thi công nội thất và những điều cần biết
Cùng LU Design giải đáp thắc mắc về hợp đồng thi công nội thất
Hợp đồng thi công nội thất là gì?

Hợp đồng thi công nội thất là một loại giấy tờ có giá trị pháp lý; hợp đồng có thể được giao kết giữa chủ đầu tư (gia chủ) và nhà thầu (đơn vị thi công nội thất); trong đó đề cập đến những nội dung về điều khoản, yêu cầu của hai bên khi tham gia ký kết.
Căn cứ trên hợp đồng để xem xét, kiểm tra, đánh giá chất lượng của công trình thi công nội thất biệt thự, nhà phố, căn hộ,…
Hiện nay, trên thị trường xây dựng có 2 loại hợp đồng thi công nội thất:
- Hợp đồng thi công nội thất trọn gói: đây là loại hợp đồng bao gồm các bước từ thiết kế cho đến thi công Fit out, thi công sản xuất và lắp đặt nội thất hoàn chỉnh và đầy đủ.
- Hợp đồng thi công sản xuất và lắp đặt nội thất theo thiết kế sẵn: loại hợp đồng này có nội dung công việc là thi công Fit out, thi công sản xuất nội thất theo thiết kế có sẵn từ chủ đầu tư (gia chủ).
Vai trò của hợp đồng thi công nội thất
Việc lập ra hợp đồng nhằm tạo ra sự đồng thuận về mặt pháp lý, và nó thể hiện rõ vai trò cụ thể như:

- Hợp đồng thi công nội thất sẽ đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên: chủ thầu và chủ đầu tư.
- Nội dung hợp đồng sẽ thể hiện rõ về yêu cầu, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên.
- Làm bằng chứng để xử lý các vụ tranh chấp, sai phạm và các thắc mắc về sau.
- Căn cứ trên đầu mục có trong hợp đồng để xem xét, kiểm tra, đánh giá chất lượng của công trình.
Bốn vai trò kể trên là lý do mà bất kỳ giao dịch, hợp tác nào cũng cần có hợp đồng. Từ vai trò đó, chủ đầu tư hay chủ thầu đều cần chú ý đến nội dung hợp đồng thi công nội thất đầy đủ, rõ ràng; nhằm đảm bảo được tính hợp pháp. Vậy nội dung cơ bản cần có trong hợp đồng thi công là gì?
Nội dung cơ bản cần có của một hợp đồng thi công nội thất
Thông tin về cơ sở pháp lý và thỏa thuận hợp đồng thiết kế, thi công nội thất.
Cơ sở pháp lý là nền tảng từ những định nghĩa trong pháp luật để có thể củng cố nên những quy định và quy tắc. Khi chỉ rõ các cơ sở pháp lý trong hợp đồng, giúp cho đôi bên dễ dàng nhận diện chi tiết về tính cần thiết mà pháp luật ban hành.
Thông tin về các chủ thể, đại diện tham gia ký kết
- Chủ thể hợp đồng là cá nhân: Họ tên, ngày tháng năm sinh, số CMND (số thẻ căn cước), ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ, thông tin liên hệ.
- Chủ thể hợp đồng là tổ chức: Tên công ty, địa chỉ, mã số thuế, số tài khoản, điện thoại…
Nội dung chi tiết hợp đồng thi công nội thất
Nội dung hợp đồng cần được minh bạch; liệt kê rõ các công việc thiết kế và thi công rõ ràng. Yêu cầu về bản vẽ thiết kế hoàn thiện 3D, mặt bằng bố trí nội thất,…
Công bố số liệu cụ thể về các vật liệu nội thất, chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, báo giá vật liệu,… vào hợp đồng để chủ đầu tư phê duyệt.

Hợp đồng cần có hạng mục làm việc chi tiết về kế hoạch làm việc cùng bên thứ ba như: vật liệu sẽ được cung cấp từ bên nào, yêu cầu mua hộ vật liệu sẽ cần báo giá với chủ đầu tư hay không,…
Giá trị hợp đồng và hình thức thanh toán
Giá trị hợp đồng cần xác định rõ số tiền thi công theo diện tích, mặt bằng hay phong cách,… hoặc tính theo phương thức nào?
Hình thức thanh toán rõ ràng: chuyển khoản, tiền mặt, trả trước hoặc sau, tạm ứng bao nhiêu phần trăm, hoàn thiện thanh toán 100% hay một số loại phí bảo hành, bảo trì.
Thời gian thi công
Về thời gian thi công cần xác định rõ thời điểm bắt đầu và kết thúc, các trường hợp bất khả kháng kéo dài thời hạn,… Nếu có bất kỳ lý do nào khiến thời gian kết thúc kéo dài, thì sẽ khắc phục bằng những phương án nào?
Điều khoản quyền và nghĩa vụ của các bên

Những điều khoản về quyền và nghĩa vụ giúp cả hai bên xác nhận được trách nhiệm và quyền lợi, tránh xảy ra những tranh chấp ngoài mong muốn, cụ thể như sau:
- Đối với chủ đầu tư: Cần nắm rõ những thông tin về thời hạn thanh toán, quyền yêu cầu thay đổi mẫu mã vật tư, quyền yêu cầu tăng cường nhân công, máy móc, đẩy nhanh tiến độ,…
- Đối với nhà thầu: có trách nhiệm thi công hoàn chỉnh công trình, đảm bảo chất lượng; cam kết sử dụng đúng chủng loại vật tư; đảm bảo khối lượng thi công đúng định mức; thông báo đến chủ đầu tư những vấn đề phát sinh; có trách nhiệm quản lý, bảo đảm an ninh, an toàn công trình; chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật, chất lượng, tiến độ; làm việc với chính quyền địa phương (nếu có).
Giải quyết tranh chấp hợp đồng

Nội dung giải quyết tranh chấp hợp đồng cần làm rõ vấn đề:
- Trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có bất kỳ vướng mắc, hai bên gặp nhau bàn bạc và cùng tìm ra giải pháp tốt nhất để khắc phục dựa trên tinh thần hợp tác hai bên cùng có lợi.
- Trường hợp có vấn đề mà hai bên không đạt được thỏa thuận giải. quyết thì sự việc sẽ được đưa ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Bồi thường thiệt hại và phạt hợp đồng
Một số trường hợp cần bồi thường và phạt hợp đồng như:
- Bất kỳ lỗi lắp đặt của nhà thầu (đơn vị thi công) dẫn đến chậm trễ không đúng thời hạn; thì sẽ có mức phí phạt theo hợp đồng quy định.
- Quá hạn thời gian thanh toán so với hợp đồng, chủ đầu tư có thể sẽ chịu mức phí phạt theo quy định được đề cập trong hợp đồng.
Hiệu lực của hợp đồng
Hiệu lực của hợp đồng thi công nội thất cần nêu rõ:
- Thời gian bắt đầu có hiệu lực, và thời gian chấm dứt hợp đồng.
- Mọi sự thay đổi hay bổ sung cần có sự thống nhất của cả hai bên thông qua văn bản.
- Nắm rõ số lượng hợp đồng ký kết và mỗi bên giữ 1 bản.
Nội dung hợp đồng có thể được các bên thỏa thuận thêm hoặc bớt điều khoản nếu có nhu cầu để đảm bảo thực hiện đúng, tốt mục đích của hợp đồng thi công nội thất.
Những điều cần lưu ý khi làm hợp đồng thi công nội thất hiện nay
Bất kỳ hợp đồng pháp lý nào cũng sẽ có những ràng buộc, cho nên trước khi ký kết hợp đồng thi công nội thất chủ đầu tư cần chú ý một số điểm quan trọng sau; để thực hiện đúng trách nghiệm và đảm bảo quyền lợi:
Xem xét thông tin và điều khoản hiện có trong hợp đồng
Điều mà các chủ đầu tư cần quan tâm là thông tin của mình và nhà thầu (đơn vị thi công) phải được ghi rõ ràng, thông tin chính xác.

Những nội dung cần có trong trường hợp này là: thông tin nhà thầu (tổ chức) cần có tên người đại diện, số điện thoại, số thuế, email, địa chỉ,…; địa điểm ký kết hợp đồng; thời gian thi công, giá trị hợp đồng; cách thức thanh toán, trách nhiệm giữa hai bên; bảo hành dự án; điều khoản khác của hợp đồng.
Lưu ý đến các thông số sản phẩm
Trong bản thiết kế thi công và báo giá sẽ thể hiện tất cả các khoản mục về các thiết bị nội thất, chất liệu, thương hiệu và giá trị cụ thể. Cần xem xét các khoản mục này nhằm đảm bảo số tiền báo giá và số tiền được ghi trên hợp đồng là cùng một con số. Đặc biệt lưu ý trong báo giá là cần xác nhận chính xác hình ảnh; thiết bị nội thất có thể kiểm tra sau đó.
Đọc kỹ các hình thức thanh toán và bàn giao

Mỗi một nhà thầu (hay đơn vị thi công) sẽ có phương thức thanh toán khác nhau nhưng đa số sẽ chia làm ba giai đoạn thanh toán.
- Giai đoạn đầu tiên là thanh toán tạm ứng để bắt đầu thi công và chắc chắn hợp đồng mà chủ đầu tư ký kết có hiệu lực. Giá trị tạm ứng từ 30 – 50% giá trị hợp đồng.
- Giai đoạn thứ hai là khi hoàn thành công việc thi công nội thất và đầu lắp đặt các thiết bị nội thất vào trong nhà; chủ đầu tư cần thanh toán cho nhà thầu vào giai đoạn 1 và giai đoạn hai này sẽ có tổng là khoảng 70 – 90% tổng giá trị hợp đồng.
- Giai đoạn ba chính là giai đoạn cuối sau khi hoàn thành việc lắp đặt đồ nội thất. Sau khi quá trình kiểm tra – kiểm nghiệm chất lượng công trình kết thúc. Số tiền còn lại sẽ được chuyển cho nhà thầu sau khi công trình đạt chất lượng và thỏa thuận của hai bên.
Chế độ bảo hành đề cập trong hợp đồng thi công nội thất
Trước những buổi ký hợp đồng, chủ đầu tư và nhà thầu sẽ có buổi thảo luận về những quy định bảo hành – bảo trì. Thời gian bảo hành, bảo trì được nhắc đến trong hợp đồng thi công nội thất phải khớp với những gì đã thảo luận và thống nhất của hai bên. Hãy lưu lại cụ thể những chi tiết về điều khoản hoàn trả nếu sản phẩm không đạt chất lượng như đã đồng thuận.
Lưu ý khi ký hợp đồng thi công nội thất
Để hợp đồng có hiệu lực, chữ ký phải là người đại diện pháp luật của nhà thầu (đơn vị, công ty thiết kế thi công nội thất) tiến hành thi công nội thất. Hợp đồng đã ký cần được đóng dấu đỏ giáp lai trên hợp đồng thi công nội thất và hồ sơ liên quan.
Kết luận
Tóm tại, bài viết đã chỉ rõ việc thực hiện ký kết hợp đồng là hạng mục quan trọng trong quy trình thi công. Chúng cần được rõ ràng, chi tiết và minh bạch để xác nhận sự đồng thuận trên mặt pháp lý.
Qua bài viết trên, đội ngũ LU Design hy vọng độc giả đã có những thông tin, kiến thức mới bổ ích về hợp đồng thi công nội thất. Nếu vẫn còn những câu hỏi hay thắc mắc khác, vui lòng liên hệ đến chúng tôi để được tư vấn nhé!
THÔNG TIN LIÊN LẠC
Hotline: 0837 88 33 99
Office: 79 Nguyen Truong To, Ward 12, District 4, HCM
Website: ludesign.vn
Fanpage: Lu Interior Design & Build